Các hình thức tấn công an ninh mạng và cách phòng chống
Các hình thức tấn công an ninh mạng và cách phòng chống
Các hình thức tấn công an ninh mạng bạn nên biết và cách phòng chống hiệu quả
Để ngăn chặn tội phạm đảm bảo an toàn an ninh mạng, các Doanh nghiệp phải hiểu họ đang bị tấn công như thế nào. Dưới đây là các hình thức tấn công đến an an ninh mạng phổ biến và các biện pháp để ngăn chặn chúng hiệu quả nhất.
1. Tấn công giả mạo (Phishing)
Hacker sẽ giả mạo trang Web hoặc Email trông giống hệt như của các tổ chức uy tín như ngân hàng, ví điện tử, trang giao dịch trực tuyến hoặc các công ty thẻ tín dụng. Mục đích chính để người dùng chia sẻ các thông tin chẳng hạn như tài khoản, mật khẩu, thẻ tín dụng và các thông tin khác.
- Kiểm tra kỹ trước khi thực hiện nhập thông tin.
- Cài đặt các phần mềm cảnh báo, cập nhật các ứng dụng để phòng các lỗ hổng bảo mật.
- Cảnh giác với những website sử dụng HTTP (kém an toàn) thay vì HTTPS (an toàn hơn).
2. Tấn công an ninh mạng từ bên trong nội bộ
Đối tượng có thể cài những phần mềm gián điệp vào máy tính cá nhân của các thành viên trong công ty, hoặc lấy được tài khoản và mật khẩu của nhân viên sau đó thực hiện hành vi tấn công của mình. Phương thức tấn công mạng này rất khó tìm ra giải pháp ngăn chặn triệt để ngoài giáo dục nhận thức của người dùng. Hình thức tấn công thông qua USB, địa chỉ IP, Server, qua đầu vào của máy in….
- Hạn chế sử dụng các mạng wifi công cộng bởi chúng có thể khiến thiết bị nhiễm mã độc.
- Đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức khi sử dụng internet và các dịch vụ online.
- Đặt mật khẩu phức tạp, chứa các ký tự, chữ in hoa.
- Sử dụng công cụ quản lý mật khẩu cho toàn bộ nhân viên trong công ty.
- Phân quyền mà nhân viên có thể truy cập tùy theo vai trò công việc của họ.
3. Tấn công gián tiếp
Thay vì trực tiếp tìm cách xâm nhập vào hệ thống của một tổ chức, tin tặc chọn đường tiếp cận thông qua đối tác của tổ chức. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khi xã hội ngày càng liên kết thông qua chuỗi cung ứng phức tạp.
- Luôn sử dụng Firewall và các chương trình diệt virus, malware.
- Kiểm tra dữ liệu vào – ra.
- Doanh nghiệp cần thận trọng trong việc chọn đối tác và nhà cung cấp.
4. Tấn công từ chối dịch vụ (Dos và DDoS)
Một loại tấn công mạng phổ biến, nhằm mục đích làm “đánh sập tạm thời” một hệ thống, máy chủ hoặc mạng nội bộ. Các Hacker thường tạo ra một lượng lớn Traffic/Request đồng loạt, tạo áp lực lớn cho hệ thống và khiến người dùng không thể truy cập vào dịch vụ trong thời gian tấn công.
- Theo dõi lưu lượng truy cập để xác định lưu lượng truy cập độc hại.
- Các dấu hiệu cảnh báo như mạng chậm, trang web ngừng hoạt động cung cấp cơ hội cho tổ chức nhận biết sớm và đưa ra các biện pháp ngăn chặn.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, có danh sách kiểm tra và đảm bảo nhóm cũng như trung tâm dữ liệu của công ty có thể xử lý cuộc tấn công DDoS.
- Outsource việc ngăn chặn DDoS cho các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên đám mây.
5. Tấn công ẩn danh
Virus có thể xâm nhập vào máy tính của người dùng bằng những cách không ngờ tới như phần mềm diệt virus, phần mềm học tập, các trình duyệt Web, Plug-in ẩn danh, ẩn trong quảng cáo của trình duyệt & phần mềm.
- Luôn kiểm tra độ tin cậy của một chương trình/phần mềm/plug-in trước khi cài đặt.
- Hạn chế cài đặt quá nhiều phần mềm/Plug-in vào máy, chỉ cài khi thực sự cần thiết.
Làm thế nào để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng?
Để phòng chống tấn công mạng, người dùng cần thực hiện nhiều biện pháp phòng thủ, bảo vệ, đồng thời nâng cao hiểu biết về cách sử dụng internet an toàn. Những phương pháp chống lại tấn công mạng được tổng hợp dưới đây:
1. Mật khẩu và xác thực 2 bước
- Thay đổi mật khẩu thường xuyên và đặt mật khẩu khó bao gồm chữ in hoa, số và ký tự đặc biệt.
- Bảo vệ các mật khẩu của mình bằng cách sử dụng xác thực 2 bước khi đăng nhập.
2. Ứng dụng và phần mềm
- Cập nhật cả hệ điều hành và ứng dụng của bạn thường xuyên.
- Tuyệt đối không sử dụng các phần mềm Crack.
- Sử dụng phần mềm bảo vệ chống vi-rút hợp pháp và đáng tin cậy.
3. Xây dựng quy trình hệ thống, sao lưu và kiểm tra định kỳ
- Cần xây dựng một chiến lược bảo mật thông tin tổng thể để phòng chống những cuộc tấn công mạng phức tạp có thể xảy ra.
- Sử dụng tường lửa và các công cụ bảo mật mạng khác như Hệ thống ngăn chặn xâm nhập, Kiểm soát truy cập, Bảo mật ứng dụng, v.v.
- Thường xuyên sao lưu dữ liệu của bạn. Theo nhiều chuyên gia bảo mật, lý tưởng nhất là có ba bản sao dữ liệu của bạn trên hai loại phương tiện khác nhau và một bản sao khác ở một vị trí bên ngoài cơ sở (lưu trữ đám mây). Do đó, ngay cả trong quá trình tấn công mạng, bạn có thể xóa dữ liệu hệ thống của mình và khôi phục dữ liệu đó bằng bản sao lưu được thực hiện gần đây.
4. Cẩn thẩn với các thiết bị ngoại vi
- Không nên sử dụng các thiết bị ngoại vi không rõ nguồn gốc (USB, ổ đĩa cứng, đĩa CD, thiết bị in ấn và quét).
- Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy quét virus trước.
5. Email Spam
- Tránh mở Email từ những người gửi không xác định. Rà soát kỹ lưỡng các email bạn nhận được.
- Không tải File đính kèm không rõ nguồn gốc.
6. Hãy sử dụng VPN
- Điều này đảm bảo rằng nó mã hóa lưu lượng giữa máy chủ VPN và thiết bị của bạn.
7. Đào tạo và hướng dẫn người dùng
- Nhân viên cần nhận thức được các nguyên tắc an ninh mạng.
- Họ phải biết các loại tấn công mạng khác nhau và cách giải quyết chúng.
8. Bảo mật mạng Wi-Fi
- Bảo mật Wifi của bạn
- Tránh sử dụng Wifi công cộng mà không sử dụng VPN.
9. Điện thoại di động
- Bảo vệ điện thoại di động của bạn vì điện thoại di động cũng là mục tiêu tấn công mạng.
- Chỉ cài đặt ứng dụng từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy, đảm bảo luôn cập nhật thiết bị của bạn.
Kết luận
Trên đây là một số hình thức tấn công an ninh mạng phổ biến và cách phòng chống hiệu quả nhất. Hãy bắt đầu áp dụng những biện pháp bảo mật ngay hôm nay để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng.
Đề xuất cho bạn
Bài viết liên quan
Thông tin bài viết luôn được cập nhật liên tục, bạn có thể Click vào đây để xem nhiều bài viết hơn