Chuyển đổi số và Xu hướng chuyển đổi số 2023

21.09.2023

Chuyển đổi số và Xu hướng chuyển đổi số 2023

Chuyển đổi số và Xu hướng chuyển đổi số 2023

Chuyển đổi kỹ thuật số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số ở thời điểm hiện tại?

Trong thời đại hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chúng ta thường nghe nói đến chuyển đổi số nhưng không phải ai cũng biết chính xác nó là gì và tại sao nó lại quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng ITSS tìm hiểu về khái niệm và lý do doanh nghiệp nên chuyển đổi số.

Tìm hiểu về chuyển đổi số 
Tìm hiểu về chuyển đổi số

Chuyển đổi kỹ thuật số là gì?

Định nghĩa:

Chuyển đổi số (Digital transformation) việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Theo bộ Thông tin & Truyền thông.

Giải thích chi tiết:

Digital transformation (Chuyển đổi số) là một quá trình chiến lược mà tổ chức, doanh nghiệp hoặc tổ chức chính phủ thực hiện để áp dụng công nghệ số hóa vào hoạt động của họ để cải thiện hiệu suất, tạo ra giá trị mới, và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Chuyển đổi số không chỉ là việc sử dụng công nghệ số hóa, mà còn liên quan đến thay đổi quá trình làm việc. Cách thức tổ chức, vận hành nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh và xã hội ngày càng số hóa.

Các thành phần của chuyển đổi số:

Công nghệ: Sử dụng các công nghệ số hóa như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học, điện toán đám mây, Internet of Things (IoT), và phân tích dữ liệu để cải thiện quy trình làm việc và tạo ra thông tin cần thiết cho quyết định.

Quá trình kinh doanh: Tái thiết kế quá trình làm việc để tận dụng lợi ích của công nghệ số hóa. Điều này có thể bao gồm tự động hóa quá trình, tạo ra quy trình làm việc mới, và cải thiện hiệu suất.

Nhân lực và văn hóa tổ chức: Để thành công, tổ chức cần phải thay đổi văn hóa và đào tạo nhân viên để họ có khả năng làm việc với công nghệ mới và tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Khách hàng và người dùng: Cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và người dùng cuối bằng cách sử dụng công nghệ số hóa để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

Các thành phần của chuyển đổi số
Các thành phần của chuyển đổi số

Mục đích của chuyển đổi số

Digital transformation được thực hiện để cải thiện tính cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình làm việc, nắm bắt cơ hội mới, và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường. Điều này có thể áp dụng cho nhiều ngành khác nhau, từ kinh doanh, y tế, giáo dục, chính phủ, đến sản xuất và nhiều lĩnh vực khác.

Các cấp độ của chuyển đổi số

Chuyển đổi số có thể được xem xét từ nhiều góc độ và có thể được chia thành các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào phạm vi và mức độ của quá trình chuyển đổi. Dưới đây là 5 cấp độ của quá trình chuyển đổi số theo chuyên gia phân tích:

  1. Cấp độ cơ bản (Basic Level): Ở cấp độ này, tổ chức mới bắt đầu tiến hành chuyển đổi số và tập trung vào việc tự động hóa các quy trình cơ bản và sử dụng công nghệ số hóa để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí.
  2. Cấp độ tích hợp (Integrated Level): Tại cấp độ này, tổ chức đã tích hợp các hệ thống và quá trình kinh doanh khác nhau để tạo ra một hệ thống toàn diện hơn. Các thông tin và dữ liệu được chia sẻ và kết nối để tạo ra giá trị thêm vào.
  3. Cấp độ tối ưu hóa (Optimized Level): Ở cấp độ này, tổ chức sử dụng dữ liệu và phân tích để tối ưu hóa quá trình kinh doanh và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Các quy trình làm việc được tối ưu hóa liên tục và có khả năng thích nghi nhanh chóng với thay đổi.
  4. Cấp độ cách mạng (Revolutionary Level): Đây là cấp độ cao nhất của chuyển đổi số, trong đó tổ chức thực hiện các biện pháp cách mạng đáng kể để thay đổi cách họ kinh doanh. Thường đi kèm với việc sáng tạo ra các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số hóa và tạo ra giá trị lớn. Những quyết định này có thể là sự thay đổi mang tính cách mạng cho doanh nghiệp và thị trường.
  5. Cấp độ kỹ thuật số toàn diện (Digital Mastery): Tại cấp độ này, tổ chức đã đạt được sự toàn diện trong việc sử dụng công nghệ số hóa ở mọi khía cạnh của hoạt động của họ. Họ đã trở thành những người lãnh đạo trong ngành và có khả năng thích nghi với các thay đổi trong môi trường số hóa. Nếu đạt được tới cấp độ này thì doanh nghiệp này được coi là thành công và dẫn đầu thị trường về chuyển đổi số.

Tại sao doanh nghiệp lại có xu hướng chuyển đổi số

Các doanh nghiệp luôn hướng tới nhiều phương án để có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Cuyển đối số là việc mà sẽ giúp họ có thể thay đổi được kết quả kinh doanh, cách vận hành của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao hơn.

Tại sao doanh nghiệp lại có xu hướng chuyển đổi số
Tại sao doanh nghiệp lại có xu hướng chuyển đổi số

Cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quy trình: 

Chuyển đổi số giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, từ đó giảm thiểu sai sót, tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu thời gian làm việc. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng: 

Công nghệ số hóa cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Từ việc cung cấp dịch vụ trực tuyến tiện lợi đến tạo ra sản phẩm tùy chỉnh dựa trên dữ liệu cá nhân, chuyển đổi số có thể giúp tăng cường tương tác và tư duy của khách hàng.

Nắm bắt cơ hội mới: 

Công nghệ số hóa mở ra cửa hàng vô số cơ hội mới. Các doanh nghiệp có thể tận dụng những thay đổi trong thị trường để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, mở rộng thị trường hoặc thậm chí tiến vào các ngành công nghiệp mới.

Tăng cường tích hợp và phân tích dữ lLiệu: 

Công nghệ số hóa giúp tổng hợp và phân tích dữ liệu dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, dự đoán xu hướng thị trường và ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác.

Cạnh tranh trên thị trường:

Các doanh nghiệp cần thích nghi với sự thay đổi. Doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng và chuyển đổi số một cách khôn khéo hơn thì sẽ là người chiến thắng treen thị trường trong thời đại như hiện tại.

Bảo mật và quản lý rủi ro: 

Chuyển đổi số cũng đặt ra thách thức về bảo mật, nhưng đồng thời cung cấp các công cụ và phương pháp để quản lý rủi ro và bảo vệ thông tin của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa trực tuyến.

Các doanh nghiệp luôn có một khối dữ liệu khổng lồ và dữ liệu cũng chính là tài sản lớn nhất của họ. Bao gồm dữ liệu nội bộ, dữ liệu khách hàng, những nghiên cứu thị trường và dữ liệu giao dịch,… Tất cả những dữ liệu đó yêu cầu một sự bảo mật cao và lưu trữ lớn và chuyển đổi số là phương án các doanh nghiệp cần áp dụng để có thể nâng cao lưu trữ bảo mật hơn so với giấy tờ như trước kia.

Chi phí cho chuyển đổi số như nào?

Chi phí chuyển đổi số là bao nhiêu?
Chi phí chuyển đổi số là bao nhiêu?

Doanh thu luôn là mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp chính vì thế là chuyển đổi số được coi là thành công khi doanh nghiệp biết phân phối ngân sách chuyển đổi hợp lý.

Vậy thì chi phí chuyển đổi số bao nhiêu là hợp lý?

Trên thực tế thì không ai quy định mức chi phí chung cho chuyển đổi số. Tùy thuộc vào kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số mà doanh nghiệp lên các phương án chuyển đổi cho hợp lý. Hiện nay, mức chi trung bình cho chuyển đổi số của thế giới vào khoảng 2-3%. Còn tại Việt Nam, mức trung bình này đang vào khoảng 0,3%.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn thông tin thì doanh nghiệp nên trích ra ít nhất khoảng 10% mức chi cho chuyển đổi số để chi cho các hoạt động an toàn thông tin – an ninh mạng, theo Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông.

Vì vậy khi doanh nghiệp có ý định chuyển đổi số thì cần lên kế hoạch chuyển đổi số rõ ràng về phạm vi và mức độ của dự án, ngành công nghiệp, và tình trạng ban đầu của tổ chức,.. Để từ đó có thể tối ưu chi phí chuyển đổi, giúp hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. 

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Trong bối cảnh hiện tại khi mà các doanh nghiệp tại Việt Nam đang hướng tới việc phát triển hội nhập. Thực trạng chuyển đổi số có sự gia tăng đáng kể. Theo Vinasa,  92% doanh nghiệp đã có sự quan tâm hay thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 10% trong số họ nhận định rằng việc chuyển đổi số đã thành công và có thể mang lại giá trị trọng yếu cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân được chỉ ra đó là 97% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 92% doanh nghiệp trong số này chưa có hiểu biết về chuyển đổi số, và 72% chưa biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu. Chính điều này khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào “bẫy chuyển đổi số” khi mới áp dụng một phần công nghệ nhưng đã lầm tưởng bản thân đã hoàn thành lộ trình chuyển đổi.

Doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển đổi số như nào? 

Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp 
Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn hướng chuyển đổi số để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng biết cách chuyển đổi số và xây dựng được một lộ trình hợp lý. Sau đây là gợi ý về 6 bước chuyển đổi số cho các doanh nghiệp có thể bắt đầu:

Bước 1: Xác định mục tiêu Chuyển đổi số

Đặt ra các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp bạn muốn đạt được thông qua chuyển đổi số. Điều này có thể bao gồm cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, hoặc nâng cấp trải nghiệm khách hàng.

Bước 2: Đánh giá Tình trạng Hiện tại

Đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp về công nghệ, quy trình làm việc, và năng lực nhân sự. Điều này giúp xác định những thách thức và cơ hội cụ thể.

Bước 3: Phát triển Chiến lược Chuyển đổi Số

Dựa trên mục tiêu và đánh giá, phát triển một chiến lược chuyển đổi số rõ ràng. Điều này bao gồm xác định nguồn tài chính, nguồn nhân lực và các công cụ công nghệ cần thiết.

Bước 4: Triển khai Công nghệ và Quy trình mới

Bắt đầu triển khai các công nghệ số hóa và cập nhật quy trình làm việc để phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số. Đảm bảo tích hợp các công nghệ và quy trình mới vào hoạt động hàng ngày.

Bước 5: Đào tạo nhân viên và tạo nhận thức

Đảm bảo rằng nhân viên đã được đào tạo để sử dụng công nghệ mới và thích nghi với thay đổi. Tạo chương trình đào tạo và nhận thức để họ hiểu lợi ích của chuyển đổi số.

Bước 6: Quản lý và đánh giá

Theo dõi và đánh giá quá trình chuyển đổi số. Sử dụng dữ liệu để đánh giá hiệu suất và thay đổi chiến lược khi cần thiết. Quản lý quá trình chuyển đổi số liên tục để đảm bảo rằng nó đạt được mục tiêu.

Doanh nghiệp nên tự chuyển đổi hay sử dụng dịch vụ thuê ngoài?

Đây là câu hỏi được các doanh nghiệp đặt ra khi hướng tới chuyển đổi số. Tiếp cận đến chuyển đổi sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ thời gian của mình để nghiên cứu những phương pháp hiệu quả. Điều này gây tốn rất nhiều thời gian và chi phí thậm chí kết quả cũng không cao. Chính vì thế rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng thuê ngoài chuyển đổi số. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Qua đó doanh nghiệp có thể tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình và hiệu quả đạt được cũng cao hơn.

Dịch vụ Chuyển đổi số của ITSS
Dịch vụ Chuyển đổi số của ITSS

Dịch vụ Chuyển đổi số của ITSS

Cơ hội “vươn mình” thành doanh nghiệp lớn

Tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Chuyển đổi số. Với sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ số và kinh nghiệm thực tế, ITSS đưa ra các giải pháp tùy chỉnh dựa trên nhu cầu và mục tiêu riêng của từng doanh nghiệp. Tận dụng tiềm năng của công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình. Tăng cường khả năng cạnh tranh và định hình lại cách thức doanh nghiệp hoạt động.

ITSS ứng dụng các giải pháp công nghệ chất lượng nhất tới các doanh nghiệp bao gồm giải pháp hệ thống ERP-SAP B1, giải pháp phần mềm 1C Document, Giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh Power BI  nhằm đem đến trải nghiệm số tốt nhất cho doanh nghiệp.

Quy trình chuyển đổi số toàn diện của ITSS với 3 bước:

Đánh giá mức độ trưởng thành số: 

  • Chiến lược công nghệ số
  • Cơ sở hạ tầng công nghệ
  • Khả năng phân tích và dữ liệu
  • Kỹ năng và nguồn nhân lực
  • Khả năng tương tác với khách hàng

Tư vấn nâng cao năng lực công nghệ thông tin 

  • Đánh giá và phân tích
  • Lập kế hoạch và đề xuất giải pháp
  • Triển khai và hỗ trợ
  • Đào tạo và chuyển giao kiến ​​thức

Thiết kế hệ thống quản lý kỹ thuật số 

  • Quy trình làm việc và quản lý
  • Hệ thống quản lý thông tin
  • Quản lý dữ liệu
  • Phân tích và kinh doanh thông minh
  • Tương tác khách hàng và truyền thông xã hội

Kết luận 

Với những kiến ​​thức mình chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ về chuyển đổi số cũng như những việc nên làm để chuyển đổi số hiệu quả. Từ đó tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trên thực tế, chuyển đổi số cũng phải đối mặt với vô số thách thức, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ bên ngoài để đạt được hiệu quả cao hơn. 

Nếu còn đang băn khoăn không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu. Hãy liên hệ Hotline 0946.797.368 để được ITSS tư vấn miễn phí chuyển đổi số cho doanh nghiệp bạn nhé.

xem thêm

Bảo trì hệ thống mạng toàn diện cho doanh nghiệp

Bài viết liên quan

Thông tin bài viết luôn được cập nhật liên tục, bạn có thể Click vào đây để xem nhiều bài viết hơn

02.02.2024

Phạt 19 tổ chức vi phạm sử dụng kích sóng điện thoại

30.01.2024

Facebook và TikTok ứng dụng nào theo dõi user nhiều nhất?

24.01.2024

Làm thế nào để tối ưu hóa năng suất với MS Office 365

list_contact close_list_contact